Một trong những thành tố căn bản của logic học là “khái niệm”. Khái niệm (ý niệm) – đó là tư duy phản ánh những dấu hiệu chung và đáng kể của đối tượng nhận thức. Tiếng Anh là “concept”. Khái niệm có nội dung. Nội dung của khái niệm – đó là kiến thức về tổng thể các dấu hiệu đáng kể của lớp đối tượng.
Khái niệm “hàng rào” bao gồm những dấu hiệu đáng kể sau: kết cấu thẳng đứng, vây cản vật thể nào đó, khả năng ngăn chặn thâm nhập vào bên trong. Khái niệm này đương nhiên cũng có phạm vi dung lượng. Khái niệm “hàng rào” bao gồm bất kỳ hàng rào nào đã, đang và sẽ tồn tại. Hàng rào là một khái niệm chung. Thêm vào một dấu hiệu sẽ kéo theo việc giới hạn phạm vi dung lượng của khái niệm. Nếu nói “hàng rào gỗ”, thì mọi hàng rào gạch, hàng rào kim loại và hàng rào phi gỗ khác sẽ bị loại bỏ. Nếu như chúng ta đứng cạnh một hàng rào, chỉtay vào đó và nói “đây là hàng rào” – thì đó sẽ là một khái niệm đơn nhất (phạm vi dung lượng của khái niệm là 1 chủ thể tư duy).
Liên quan đến những gì vừa mô tả là có “Tam giác ký hiệu học Ogden”. Vâng, chính Ogden là người đã tạo ra “Basic English” theo đơn đặt hàng. Charles Key Ogden là nhà logic học vĩ đại. Rất kỳ thú là Ogden đã viết về tam giác ký hiệu học vào năm 1923, 2 năm trước khi xuất bản “Basic English”. Tam giác ký hiệu học Ogden đôi khi còn được gọi là “Triangle of reference”. – “Tam giác tham chiếu kết hợp”.
Chúng ta hãy hình dung một hình tam giác đỉnh hướng lên trên. Ở trên đỉnh này là “khái niệm”, và ở hai góc đáy khác tương ứng là “từ ngữ” và “hình tượng”. Chúng ta sẽ kết nối với nhau. Hàng rào vừa là THUẬT NGỮ “hàng rào”, vừa là HÌNH TƯỢNG “hàng rào” nảy sinh trong ý thức, vừa là KHÁI NIỆM “hàng rào” có nội dung và phạm vi dung lượng. Nếu như một người mà không có bộ máy logic thì sẽ thường xuyên nhầm lẫn, do không có được “khái niệm” nằm ở góc đỉnh.
Sau đây là ví dụ về 3 người không có bộ máy logic, không biết “khái niệm” là gì. Hai đồng nghiệp làm thợ cơ khí của rạp chiếu phim đang bàn luận về chiếc máy chiếu phim mới vừa được chuyển đến rạp. Họ gọi nó đơn giản là “máy chiếu”. Một người quen nhập cuộc và tham gia vào trò chuyện. Vị này chưa từng làm thợ cơ khí rạp chiếu phim. Kết quả là anh ta đã bảo hai người kia chẳng biết gì cả, vì “máy chiếu” là thứ khác hẳn mà anh ấy đã nhìn thấy đâu đó một lần, nghĩa là thứ mà hai người kia mô tả không phải là máy chiếu.
Hai vị này đã phản ứng ra sao? Máy chiếu là một khái niệm chung ứ? Các máy chiếu khác nhau những gì? Không phải, hai vị nọ đã nói với vị thứ ba: “Bọn tao là thợ cơ khí rạp chiếu phim! Bọn tao biết rõ hơn mày!” Kết quả là xung đột. Chúng ta có thể thấy. trong đầu vị thứ ba chỉ có thuật ngữ “máy chiếu”, gắn liền với hình tượng của vật thể đơn lẻ nhất định. Khái niệm – đỉnh của “Ogden’s Semiotic Triangle” – là không có trong ý thức của cả 3.
Tam giác ký hiệu học Ogden – đó là mô hình về mối quan hệ của những ký hiệu ngôn ngữ học có liên quan với các đối tượng mà chúng biểu thị. Ký hiệu học (Semiotics) – đó là khoa học về hệ thống và các dấu hiệu thông tin liên lạc, được sử dụng cho giao tiếp. Ký hiệu học gắn bó chặt chẽ với hệ thống tín hiệu thứ hai, chỉ có ở con người.
Một người không biết “khái niệm” nào đó là gì thì không có Tam giác ký hiệu học Ogden. Hệ thống tín hiệu thứ hai của anh ta – cần thiết để liên lạc với thế giới bên ngoài – yếu đi hẳn một phần ba!