Tom Abke
Australia đang giải quyết nạn đói và mất an ninh lương thực trên diện rộng từ Campuchia đến Papua New Guinea với các dự án nông nghiệp tiên phong và quản lý nghành thủy sản sáng tạo. Trọng tâm của các nỗ lực của Canberra là Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Úc (ACIAR), một cơ quan chính phủ được thành lập vào năm 1982 mà đã hợp tác với hơn 200 tổ chức trong và ngoài nước để hỗ trợ các dự án ở Đông và Nam Phi, Đông, Nam và Đông Nam Á, và khu vực Thái Bình Dương.
Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc, hơn 370 triệu người ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương bị suy dinh dưỡng, chiếm khoảng một nửa tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng trên toàn cầu.
Dự án “nghiên cứu vì phát triển” gần đây nhất của ACIAR ở Papua New Guinea (PNG) nhằm mục đích cách mạng hóa việc nuôi cá nội địa. Tập trung vào cá rô phi, loài cá nước ngọt là nguồn protein ít béo tốt, sáng kiến trị giá khoảng 41,5 tỷ đồng (1,7 triệu đô la Mỹ) tìm cách giải quyết các nhu cầu dinh dưỡng quan trọng đồng thời thúc đẩy sinh kế của người dân địa phương. Được Đại học New South Wales (UNSW) của Úc chủ trì và hợp tác với Cơ quan Thủy sản Quốc gia của PNG, nghiên cứu này tìm cách thương mại hóa việc nuôi cá gần các thành phố và các khu vực thành thị khác, cung cấp một lối đi bền vững để tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an ninh lương thực.
Theo ACIAR, dự án phù hợp với Tầm nhìn 2050 của PNG và Kế hoạch phát triển trung hạn 2023-2027 của quốc gia, phản ánh cam kết trao quyền cho cộng đồng và nuôi thủy sản bền vững.
Ông Jesmond Sammut, phó giáo sư tại UNSW, cho biết ông đã quan sát thấy những thay đổi xã hội biến đổi khi nuôi cá, bằng chứng là sự tăng trưởng của ngành nuôi thủy sản của PNG từ khoảng 11.000 trang trại cá năm 2009 lên hơn 70.000 vào năm 2023. Trong thông cáo báo chí vào tháng 9 năm 2023, ông Sammut cho biết: “Sự gia tăng protein trong chế độ ăn uống là rõ ràng nhất, nhưng sự gia tăng lòng tự trọng và niềm tự hào của nông dân cũng đang nâng cao tinh thần”.
Tại Timor-Leste, một quốc đảo có khoảng 1,5 triệu người mà đã giành được độc lập vào năm 2002, các dự án của ACIAR đã chứng kiến 19 giống cây trồng mới được giới thiệu. Trong một thông cáo báo chí tháng 12 năm 2023, ACIAR cho biết rằng sáng kiến này do Đại học Tây Úc (UWA) điều phối đã được các nông dân sản xuất nhỏ trên toàn quốc chấp nhận. Các giống mới, bao gồm gạo đỏ và ngô lai, là kết quả của hai thập kỷ nghiên cứu nông nghiệp giữa Úc và Timor-Leste.
Các giống mới đã được công bố tại hội thảo quốc tế gần đây tại thủ đô Timor-Leste, Dili, với sự tham dự của Tổng thống José Ramos-Horta. Theo ACIAR, chương trình Đổi mới Nông nghiệp cho Cộng đồng do UWA dẫn đầu tập trung vào việc cải thiện năng suất và lợi nhuận nông nghiệp, từ đó nâng cao sinh kế nông thôn.
Trong khi đó, tại Campuchia, những đóng góp của ACIAR đã được chú ý với việc khai trương cơ sở Sleng Fishway vào tháng 11 năm 2023 tại huyện Kralanh ở tỉnh Siem Reap. Dự án cơ sở hạ tầng này, dự án đầu tiên thuộc loại này ở quốc gia Đông Nam Á này, nhằm mục đích hồi sinh nghành thủy sản và tăng cường sự thịnh vượng ở nông thôn. Được tài trợ bởi ACIAR và Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc, đường đánh cá — cho phép cá di chuyển trên đập nước cao 1,4 mét — được thiết kế để thúc đẩy di cư cá, mà đảm bảo tiếp cận nguồn thực phẩm giàu protein cho hơn 20.000 cư dân đến từ 31 làng.
Theo báo cáo của ACIAR, nỗ lực hợp tác, mà cũng có sự tham gia của Đại học Charles Sturt của Australia, Cục Thủy sản Campuchia và các cộng đồng địa phương, nêu bật cách tiếp cận của ACIAR trong việc thu hút các bên liên quan khác nhau để có kết quả bền vững.
ACIAR, có văn phòng khu vực tại Viêng Chăn, Lào và Suva, Fiji, cho biết các dự án của họ trên khắp Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương làm nổi bật tầm nhìn về một thế giới nơi mà giảm nghèo và cải thiện sinh kế thông qua nông nghiệp bền vững và năng suất cao hơn.
Nguồn: ipdefenseforum.com