Mình từng “chém gió” với một anh bạn… Khi anh hỏi mình: giai đoạn này được gọi là chủ nghĩa gì?
Một câu hỏi không đầu không đuôi… Nhưng mình hiểu ý anh ấy nói. Đơn giản là: sau các cuộc cách mạng tư sản, các nhà nước tư bản pháp quyền ra đời, thì hình thành nên chế độ tư bản – những bước chuyển mình mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản làm cho chính họ bị “thiếu hụt” về cái mà Marx – Engels từng đề cập và sau này, Lenin đã “phớt lờ” đó là: “tư liệu sản xuất”.
Để bù khuyết cho phần khiếm khuyết này của nhà nước tư bản, chủ nghĩa thực dân ra đời. Bản chất là đi săn lùng và cướp tài nguyên thông qua các chế độ thuộc địa.
Song, bản chất của kẻ ăn cướp là “thùng vô đáy”, nên sau khi cướp được từ các thuộc địa, chúng quay sang “cướp” lẫn nhau… Và dẫn đến các cuộc chiến tranh giữa chính bọn chúng. Nhân loại đảo điên.
Sự ra đời của chủ nghĩa Marx đã “chỉ thẳng” vào bản chất ăn cướp này… Thế là chúng một mặt tuyên truyền chống Marx, một mặt, chúng tự thay đổi chính mình, biến tư liệu sản xuất thành hàng hóa, biến hàng hóa thành động lực chi phối thị trường… Lấy thị trường kiểm soát ngược lại tư liệu sản xuất – hình thành ra một hệ chuỗi giá trị mới – chủ nghĩa đế quốc hình thành.
Trật tự của chủ nghĩa đế quốc đan xen với chủ nghĩa thực dân kiểu cũ, song song đó là sự thách thức từ chủ nghĩa cộng sản… Buộc chúng phải thay đổi, để tiến lên một tầm cao mới – kiểm soát tiền tệ – chủ nghĩa đế quốc mới ra đời.
Sự kiểm soát tiền tệ cho phép chúng “được quyền” ngăn cản bước tiến của bất cứ quốc gia nào, đồng thời cũng được luôn cái quyền “kiểm soát” bất cứ quốc gia nào chúng muốn. Cứ nhìn và hệ thống các lệnh cấm vận thì sẽ rõ như ban ngày.
Tuy nhiên, nhân loại lại xuất hiện nhiều kẻ thông minh… Sự thông minh này xuất phát từ việc phát triển ra những nền tảng công nghệ mới – ban đầu là phục vụ hoạt động quản trị (nói thô thiển chính là kiểm soát), các hệ thống được kết nối và liên thông với nhau trở thành một mạng lưới khổng lồ…
Trên nền tảng hệ thống này, những người cộng sản “sụp đổ” – đơn giản là họ không có sự linh hoạt và thay đổi kịp thời với xu hướng thời đại… tuy nhiên, những người tư bản chưa dừng lại ở “túi tham” của mình… Họ đã nhìn ra bản chất của hệ thống này… Và bắt đầu từng bước kiểm soát…
Đỉnh cao của hôm nay, toàn bộ hệ thống thông tin là “tư liệu sản xuất mới” – buộc toàn bộ loài người phải “nô lệ” với nó… Và mình gọi giai đoạn này là “chủ nghĩa thực dân kiểu mới”…
Sự nô lệ về thông tin nó khiến cho con người bị dẫn dắt theo bất cứ phương nào kẻ dẫn dắt muốn…
Trong hệ thống này, vai trò của truyền thông là yếu tố then chốt. Họ muốn trắng, thì tất cả đều trắng. Họ muốn đen thì toàn thế giới này ngập ngụa trong màu đen.
Thử nhìn lại vài câu chuyện đang diễn ra… Liên quan đến cuộc chiến Nga – NATO thì sẽ rõ….
Những suy luận về việc Nga có thể sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân trong cuộc chiến với NATO gần đây đã xuất hiện trên truyền thông phương Tây. Họ tự nghĩ ra, và họ tự tranh luận nên chuẩn bị như thế nào cho việc này!!! Cơ sở để phương Tây đưa ra suy luận như vậy xuất phát từ câu nói nổi tiếng của V. Putin: “Đúng vậy, đối với nhân loại trên toàn thế giới, đó sẽ là một thảm họa toàn cầu. Nhưng với tư cách là một công dân Nga, với tư cách là người đứng đầu nhà nước Nga, tôi muốn đặt câu hỏi: tại sao chúng ta lại cần một thế giới như vậy nếu không có nước Nga?”.
Vấn đề ở đây là người Nga có cách nào để ra đòn quyết định với phương Tây mà không cần sử dụng biện pháp cuối cùng như vậy không?
Tử huyệt của Hoa Kỳ và cả phương Tây nằm dưới đáy Đại Tây dương, dưới dạng mạng lưới cáp quang ngầm khổng lồ, với tổng chiều dài khoảng 1,3 triệu km. Qua mạng lưới này, các giao dịch tài chính lên tới khoảng 10 nghìn tỷ USD được thực hiện mỗi ngày và khoảng 95% lưu lượng truy cập Internet toàn cầu đang được thực hiện. Vì vậy, nếu ai đó (hoặc có thể là đàn cá ngừ đại dương, không chắc lắm) bỗng nhiên cắt đứt bó cáp xuyên đại dương này thành nhiều đoạn khác nhau, thì nền kinh tế của các nước phương Tây sẽ ngay lập tức dừng lại. Đúng vậy, mọi thứ sẽ dừng lại như thể sau một cuộc tấn công hạt nhân qui mô lớn. Từ văn phòng của các tập đoàn lớn nhất của Hoa Kỳ và Châu Âu đến các doanh nghiệp hàng đầu của họ, từ hệ thống quản lý vận tải và truyền thông cho đến các quán rượu đâu đó ở California đều ngừng hoạt động. Điều này sẽ làm sụp đổ nền kinh tế vay mượn của Hoa Kỳ chỉ sau một đêm. Một sự sụp đổ qui mô công nghiệp thực sự sẽ xảy ra.
Hơn nữa, cũng như câu chuyện về vụ đánh bom “Dòng chảy phương Bắc”, việc ai hay cái gì thực hiện cuộc tấn công như vậy chả quan trọng, nếu nó được thực hiện đủ tốt. Không bị bắt thì không phải là kẻ trộm, vậy thôi. Và nếu theo logic này, thì bó cáp dưới đáy biển tự nhiên bị phá nát là chuyện cũng bình thường.
Vậy phương Tây có quan tâm đến việc này không? Gần đây, hai cuộc tập trận của NATO (Dynamic Messenger-23 và REPMUS-23) đã được thực hiện ở khu vực bán đảo Troya, Bồ Đào Nha. Hơn 2.000 quân nhân và chuyên gia quân sự từ 14 quốc gia NATO đã tham gia. Mục tiêu là xác định hành vi nguy hiểm đối với cơ sở hạ tầng dưới đáy biển. NATO đã xác định được mối nguy hiểm có thể đến từ đáy Đại Tây dương, và họ đang ráo riết kiểm tra, nhưng không thể tìm được biện pháp khả thi để ngăn chặn: Đại Tây dương quá rộng lớn so với tiềm lực của họ.
Theo thông tin được công bố bởi Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ (DIA), ngay sau vụ nổ Nord Stream, Nga đã bắt đầu rà soát “bản đồ về cơ sở hạ tầng quan trọng của phương Tây dưới đáy biển”. Lực lượng tiến hành hoạt động này là Lữ đoàn tàu ngầm biển sâu số 29 (GUGI), từ lâu đã biết đến với tên gọi “cái chết của Kashcheev”, có căn cứ chính tại Olenya Guba, Barents. Lữ đoàn này về danh nghĩa thuộc Tổng cục Nghiên cứu Biển sâu (GUGI) tối mật của Bộ Quốc phòng LB Nga, nhưng nó nhận nhiệm vụ trực tiếp từ Bộ trưởng Quốc phòng và Tổng TMT. Đáng chú ý là năm 2019, tàu ngầm mang tên lửa chiến lược lớp Delphin (Project 667BDRM) đã được hiện đại hóa thành tàu ngầm chuyên dụng BS-64 Podmoskovye, có khả năng mang theo tàu ngầm mini Losharik AS-31 (vỏ bằng titan, có khả năng thực hiện các nhiệm vụ phức tạp ở độ sâu 8000m). Điều phối và chỉ huy các tàu ngầm loại BS-64 và các tàu ngầm mini AS-31 là tàu nghiên cứu hải dương học Yantar (Dự án 22010) mà người Mỹ gọi là “tàu gián điệp nguy hiểm nhất của Hải quân Nga”. Điều mà Hoa Kỳ đặc biệt khó chịu là tàu Yantar cũng có mang theo một số phương tiện lặn biển sâu, được làm bằng titan và có khả năng lặn xuống tận Challenger Deep (thuộc rãnh Mariana).
Nhớ rằng, triết học dạy: kiến thức (thông tin) chỉ là những dấu hiệu, nhận thức mới là tất cả. Không có tư duy, khó mà có nhận thức tốt được.
Nguồn: Tổng hợp.