Sự chuyển đổi các hệ thống thực phẩm trên khắp thế giới có thể đem lại những lợi ích kinh tế xã hội lên tới từ 5 đến 10 nghìn tỉ USD mỗi năm, một báo cáo chính sách toàn cầu do các nhà kinh tế và nhà khoa học ở Ủy ban Kinh tế hệ thống thực phẩm (FSEC) thực hiện.
Nghiên cứu được đánh giá là tham vọng nhất và toàn diện nhất về tính kinh tế của hệ thống thực phẩm này đã nhấn mạnh vào việc các hệ thống thực phẩm hiện đang phá hủy nhiều giá trị hơn là những gì nó tạo ra và cần thiết phải xem xét lại các chính sách về hệ thống thực phẩm. Nói cách khác, chi phí của việc chuyển đổi có thể sẽ thấp hơn nhiều so với những lợi ích tiềm năng, qua đó góp phần đem lại một cuộc sống tốt đẹp hơn cho hàng trăm triệu người trên thế giới.
“Các chi phí của việc không hành động để chuyển đổi hệ thống thực phẩm hiện tại có lẽ sẽ vượt qua ước tính của đánh giá này. Nó cho thấy thế giới đang tiếp tục chuyển động một cách nhanh chóng trên một con đường vô cùng nguy hiểm. Dường như là chúng ra sẽ không chỉ chạm đến giới hạn 1,5°C mà còn phải đối mặt với nhiều thập kỷ vượt quá ngưỡng”, theo lời tuyên bố của ông Johan Rockström, giám đốc Viện nghiên cứu tác động khí hậu Potsdam (PIK) và FSEC Principal.
“Cách duy nhất để trở lại ngưỡng 1,5°C là không dùng nhiên liệu hóa thạch, giữ nguyên tự nhiên và chuyển đổi các hệ thống thực phẩm từ nguồn để giảm phát thải khí nhà kính. Hệ thống thực phẩm toàn cầu do đó nắm giữ tương lai của loài người trên trái đất trong đôi tay của nó”, ông nói thêm.
Các hệ thống thực phẩm có tiềm năng cứu 174 triệu người khỏi chết sớm
Các chế độ ăn nghèo nàn có thể dẫn đến bệnh tiểu đường hay suy dinh dưỡng và các căn bệnh mãn tính liên quan, trong khi các thực hành trồng trọt, chăn nuôi gây ô nhiễm đang khiến cho toàn cầu nóng lên và mất mát đa dạng sinh thái, có khả năng gây ra những tác động khí hậu thảm khốc mà có thể tác động trở lại đến năng lực sản xuất thực phẩm, lương thực của thế giới.
“Chúng ta có một hệ thống thực phẩm kỳ diệu”, Vera Songwe, một nhà kinh tế làm việc với Sáng kiến tăng trưởng châu Phi tại Viện nghiên cứu Brookings và là một phần của Ủy ban Kinh tế các hệ thống thực phẩm (FSEC), nói. “Nhưng nó đã gây ra nhiều thiệt hại cho môi trường, cho sức khỏe con người và cả tương lai của nền kinh tế chúng ta”.
Trong báo cáo, các nhà khoa học đem đến một mô phỏng toàn diện những tác động của hai tương lai có thể cho hệ thống thực phẩm toàn cầu tới hạn: Con đường “những xu hướng hiện thời’ của chúng ta, và con đường “chuyển đổi hệ thống thực phẩm”.
Ở con đường thứ nhất, báo cáo đã chỉ ra những gì sẽ diễn ra vào năm 2050, ngay cả nếu các nhà hoạch định chính sách thực hiện được đúng và tốt mọi cam kết chính trị của mình: an ninh lương thực sẽ vẫn để cho 640 triệu người (bao gồm 121 triệu trẻ em) ở một số nơi trên thế giới bị thiếu cân trong khi tình trạng béo phì sẽ gia tăng ở mức 70% trên toàn cầu.
Các hệ thống thực phẩm sẽ tiếp tục đưa phát thải khí nhà kính lên gấp ba, vốn sẽ tiếp tục góp phần vào việc làm thế giới ấm lên 2,7 độ C vào cuối thế kỷ so với thời kỳ Tiền công nghiệp. Việc sản xuất thực phẩm sẽ trở nên ngày một dễ bị tổn thương hơn trong biến đổi khí hậu, với khả năng ngày một gia tăng của các hiện tượng thời tiết cực đoan.
FSEC cũng đã phát hiện ra là hệ thống thực phẩm có thể trở thành một đóng góp đáng kể vào các nền kinh tế, và định hướng các giải pháp cho các thách thức khí hậu và sức khỏe. Trong con đường thứ hai, các nhà kinh tế chứng tỏ vào năm 2050, các chính sách và thực hành tốt hơn có thể dẫn đến khả năng xóa bỏ tình trạng suy dinh dưỡng, và cứu được 174 triệu người khỏi chết sớm do các căn bệnh liên quan đến chế độ dinh dưỡng.
Các hệ thống thực phẩm có thể trở thành những nơi chứa carbon vào năm 2040, giúp giới hạn độ ấm lên toàn cầu dưới mức 1,5 độ C vào cuối thế kỷ này, bảo vệ thêm 1,4 tỉ héc ta đất đai, giảm hầu hết lượng nitrogen surplus từ các hoạt động nông nghiệp, đảo ngược sự mất mát đa dạng sinh thái. Hơn nữa, 400 triệu nông dân làm việc toàn cầu có thể nhận được thu nhập hợp lý.
“Chi phí mà sự chuyển đổi này đạt được – ước tính tương đương 0,2 đến 0,4% GDP toàn cầu mỗi năm – nhỏ hơn so với hàng nghìn tỉ đô la lợi ích đem lại. Các hệ thống thực phẩm có một ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết đồng thời các tình trạng khí hậu toàn cầu, tự nhiên và sức khỏe – trong khi đem lại một cuộc sống tốt đẹp hơn cho hàng trăm triệu người”, theo Hermann Lotze-Campen, ủy viên FSEC và người phụ trách bộ phân nghiên cứu về sức sống chịu khí hậu ở PIK.
“Thay vì thế chấp tương lai của chúng ta và tạo ra những chi phí cao như núi dẫn đến những chi phí ẩn cao về sức khỏe và môi trường mà chúng ta sẽ phải trả, các nhà hoạch định chính sách cần đối mặt với thách thức hệ thống thực phẩm dẫn đến và tạo ra những thay đổi để có thể giúp đạt tới những lợi ích ngắn hạn và dài hạn lớn lao cho toàn cầu”, Ottmar Edenhofer, giám đốc PIK và đồng chủ tịch FSEC, nói. “Báo cáo này cần mở ra một cuộc đối thoại vô cùng cần thiết giữa các bên để trao đổi về cách chúng ta có thể tiếp cận được những lợi ích đó trong khi không bỏ rơi ai”, ông kết luận.
Báo cáo được loan báo sau khi Tổ chức Nông lương của Liên hợp quốc công khai nghiên cứu vào tháng 11/2023, trong đó ước tính các chi phí ẩn của các hệ thống thực phẩm khắp thế giới vào khoảng 10 nghìn tỉ đô la mỗi năm, hoặc gần 10% GDP.
Johan Rockstrom cho rằng sự thật là cả hai nhóm đã tới “một con số rất ấn tượng”, vượt qua 10 nghìn tỉ đô la, khiến có đủ nguyên nhân để tin tưởng vào những phát hiện này.
Nhưng ông cảnh báo những dự báo về tương lai đều “thận trọng” bởi vì ngay cả khi thế giới kiểm soát được cách chuyển đổi năng lượng, không phụ thuộc vào các loại nhiên liệu hóa thạch, hệ thống thực phẩm vẫn có thể đẩy thế giới vượt lên mức 1,5 độ C.
“Điều đó có nghĩa là những thay đổi không thể đảo ngược với những hệ thống hỗ trợ sự sống chính trên trái đất, và cũng cho thấy những mức giá liên quan đến hệ thống thực phẩm sẽ gia tốc một cách nhanh chóng các chi phí ẩn không được đề cập đến trong những phân tích này”.
Thanh Đức tổng hợp
Nguồn: https://phys.org/news/2024-01-food-trillions-dollars-economic-benefits.html