Pzhiv: Cú tấn công chủ quyền bằng meme
Để ví dụ, chúng ta sẽ xem xét tình cảnh nước Nga hiện đại của chúng ta. Có thể ai đó đã nghe về con người này, Aleksei Navalnyi và kế hoạch của ông ta “RosPil”? Bản thân Navalnyi xuất hiện như thế này: tình cờ mua cổ phiếu của “Rosneft”, đồng thời của “Gazprom”, “Lukoil”, “Surgutneftegaz”, “GazpromNeft”, ông ta có quyền truy cập thông tin nội bộ của các công ty này. Chọn lọc một số thông tin trong số này, ông đăng từng đoạn nhỏ lên blog của mình: “Tôi là chiến sĩ đấu tranh chống tham nhũng, mà tất cả tham nhũng đều từ đảng “Nước Nga thống nhất”. Tiếp theo, Navalnyi truyền đi qua các khán giả Internet của mình công thức giản đơn: “Nước Nga thống nhất – Đảng của những kẻ lừa đảo và trộm cắp” (viết tắt là PZHIV – ND). Thoạt nhìn, tuyên bố này nghe như vô hại, vì bạn nghĩ “đảng của những kẻ lừa đảo và trộm cắp” – nghe có vẻ ngây thơ và thậm chí như một kiểu chọc ghẹo trẻ con, đây là gì chứ? Nhưng công thức này nhanh chóng được phát tán và biến thành meme virus. Nhằm hỗ trợ nó, một số lượng lớn các meme phụ, các hình ảnh và videoclip được tạo ra. Và khi chúng được chuyển qua hàng nghìn người dùng thì ngay cả người không quan tâm gì tới chính trị, ghé qua Internet và lúc nào cũng va phải công thức này, các demo hình ảnh này, truyện tranh, biếm họa sử dụng nó. Theo thời gian, anh ta bắt đầu tin một cách vô thức rằng ai cũng nghĩ như vậy. Anh ta quen với việc rằng đó là chuyện thường ngày, đó là cái chung, rằng “Nước Nga thống nhất” – đảng của những kẻ lừa đảo và trộm cắp đã trở thành một châm ngôn, một định đề không thể thay đổi, một kiến thức phổ thông có thể dùng để xây dựng bất cứ phát hiện, kết luận, quan điểm bất cứ thứ gì họ muốn.
Điều kiện chính cho khả năng sống sót của meme là việc phát tán nhanh, đồng loạt và rộng khắp. Sức mạnh của meme nằm ở chỗ nó lây lan. “Tất cả mọi người đều sử dụng, nên tôi cũng dùng”. Ở đây động lực chính là bản năng bắt chước. Khi người khác thấy ai post gì đó, “tôi cũng muốn post!”. Từ đó tạo ra một cái gì đó tương tự như rối loạn tâm thần chấn động, đại chúng mà cơ sở của nó là chức năng tâm thần của con người. Thông thường, người dùng thậm chí còn không suy nghĩ khi anh ta post lại. Cái gì chứ, đảng gì, kẻ lừa đảo nào, không phải lúc nào họ cũng hiểu nó nói gì. Chủ yếu là mọi người đều nói nên tôi cũng vậy. Mở danh sách bạn bè ra xem, một người bạn post meme này, người thứ hai, rồi thứ ba, thứ tư, thứ năm post lại, bấm nút đi, có gì mà tiếc chứ? Bấm và bấm – và cùng cảm nhận. Vui mà. Meme trở thành một meme hoàn chỉnh khi nào nó có tính đại chúng. Khi nào nó ở khắp nơi. Công thức “Nước Nga thống nhất” – đảng của những kẻ lừa đảo và trộm cắp trở nên phổ biến rộng rãi. Mọi người đều thấy, bất cứ ai vào Internet nhất định phải thấy nó.
Thời gian bầu cử, tháng 12/2011, chúng diễn ra và Đảng EP (Nước Nga thống nhất – ND) như mọi khi, nhận được đa số trong nghị viện, và trong cộng đồng Internet xuất hiện sự bất hòa nhận thức. “Cái gì vậy? Tôi đã thấy hàng triệu lần, tất cả đều thấy và biết EP – Đảng của những kẻ lừa đảo và trộm cắp. Vậy mà sao nó được đa số phiếu? Thật căm phẫn!”, bạn nghĩ. Không thể thế được. Thế nhưng 80% dân tình không sử dụng Internet, độ bao phủ Internet ở nước Nga chỉ 20% – ở các khu vực là 6% và ở Moskva là 30%, trung bình chỉ 20%, đó chính là sắc thái không thể so sánh với quy mô của meme, nó xám xịt và khó chịu, không được hỗ trợ bằng các demo và photoshop, không nằm trong top của Live Journal, có nghĩa là nó không được tính. Và 80% dân Nga không nghe gì về đảng lừa đảo và trộm cắp, về các meme, về mạng xã hội, họ đi bầu và chọn thậm chí không chỉ Nước Nga thống nhất, mà còn Putin, vì “qua truyền hình thấy ông ta cũng là gã tạm được”. Họ bỏ phiếu, EP nhận được đa số phiếu. Họ bầu xong, uống mừng và quên đi.
Nhưng meme PZHIV tạo ra nào phải cho họ, mà để cho những người tích cực sử dụng Internet, những người luôn online, có nghĩa họ nắm được tất cả mọi xu hướng, mọi meme. Họ vì sao đó chẳng đi bầu, vì sự phủ định theo kiểu sáng tạo chung, nhưng biết chắc rằng “EP” là đảng của những kẻ lừa đảo và trộm cắp. Nhưng bất ngờ đảng này lại thắng. Điều đó làm phẫn nộ skillful individuum (con người duy lý), nên họ xuống đường khi thấy thông báo trên Twitter: “Những ai không đồng tình với việc đảng của những kẻ lừa đảo và trộm cắp được đa số phiếu hãy đến quảng trường”. Và bạn đã đến, bởi bạn không hiểu: Tại sao lại thế? Không thể như thế được, bởi tất cả đều thấy, đều đọc được trên Internet…
Và đây đã không còn là điều vô hại, đây là cuộc biểu tình của quần chúng, một cuộc mít-tinh không được phép, thế là OMON (cảnh sát chống bạo động – ND) tới, đụng độ xảy ra, ai đó bị ăn dùi cui – một người bị bệnh tim và tiểu đường, và ông ta qua đời! Khi qua Live Journal người ta biết ông ta đã chết, số người xuống đường tăng lên gấp 10 lần, và họ đã quân lần đầu mình biểu tình vì lý do gì, họ xuống đường vì một người bị tiểu đường đã chết, vì OMON gõ dủi cui vào mũi ông ta. Một đám đông tập trung và đó đã là những quy trình xã hội không điều khiển được, chúng diễn ra ở những thành phố lớn, các nơi như Dagestan, Kavkaz, Moskva, Volgograd – những cuộc biểu tình quần chúng, những cuộc phản kháng.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ gọi cho Putin. “Ôi, Vladimir Vvladimirovich, nước ngài đang hỗn loạn, chế độ độc tài cảu ngài không được nhân dân ủng hộ, đã đến lúc ngài phải ra đi. “Nước Nga thống nhất” không thể chiến thắng, cần phải gọi Nemtsov, ông ấy sẽ trấn an tất cả, chúng tôi đã nói chuyện với ông ấy”. Và ngay lập tức Nemtsov và Kasyanov xuất hiện. “Đấy, nhìn xem, nhân dân nổi giận”. Navalnyi bước ra: “Tôi là tổng thống tương lai của nước Nga!” Đám đông cổ vũ, máy ảnh chụp hình, CNN phát sóng. Mà tất cả trước đó tưởng chừng như vô hại: Navalnyi viết, post lên mạng, rồi mọi người post lại, phát tán – đấy kết quả là thế đấy. Và cơ quan đối ngoại Hoa ỳ đã được bố trí sẵn sàng ở nước Nga. Có vẻ là như vậy! Nhưng meme là thứ nghiêm trọng, và khi tiếp cận có suy nghĩ, rõ ràng, hợp lý, nó là vũ khí giúp thay đổi chế độ. Hậu quả những “trò đùa” như thế có thể dẫn tới sự chuyển đổi xã hội. Khi một người đọc điều đó một lần trên Internet, nó vô thưởng vô phạt. Nhưng khi ông ta đọc nó mỗi ngày, trong hàng nghìn blog, thấy nó ở khắp nơi, bất cứ đâu ông ta lướt qua – nó và những meme tương tự đã trở thành nhân tố có sức tác động lên chủ quyền quốc gia, lên sự toàn vẹn của nó, lên chính quyền và đẩy nó vào tình trạng cấp bách. Cần hiểu sức mạnh của hiện tượng này.
Trích từ Thế chiến thứ ba của Valeri Korovin