Nói tóm lại, chúng ta phát hiện, trạng thái phân bố của khoa học trên chiều kích đặc trưng trong “không gian kiểu chủ nghĩa Darwin” này có sự khu biệt rõ rệt với khoa học. Chúng ta có thể dùng Hình 1 và Hình 2 dưới đây để biểu thị sự khác biệt giữa hai bên:
Hai hình này là sự chiếu xạ hai chiều của chiều kích đặc trưng “thái độ đối với kinh điển” trong “không gian kiểu chủ nghĩa Darwin”. Trục dọc biểu thị mức độ tin cậy của việc nghiên cứu tiến hành giải thích kinh điển, điểm tương đối cao biểu thị công việc nghiên cứu được triển khai dựa nhiều vào việc giải thích kinh điển. Về tổng thể, nghiên cứu của các nhà triết học phần nhiều là được triển khai thông qua việc giải thích kinh điển triết học; còn nghiên cứu khoa học thì rất ít xuất phát từ kinh điển khoa học, các nhà khoa học phần nhiều trực diện với hiện tượng và vấn đề, tiến hành khám phá và sáng tạo tư tưởng. Vì vậy, về tổng thể, vị trí điểm biểu trưng trong Hình 1 để biểu trưng, Heidegger có thể dùng điểm ở góc phải trên trong hình này để biểu trưng. Trong số các nhà khoa học, điểm biểu trưng thí dụ của nhà sinh học Ernst Mayr (ông rất chú trọng lịch sử tư tưởng sinh học và triết học sinh học, tác giả cuốn Lịch sử phát triển tư tưởng sinh học), nhà toán học ứng dụng và nhà vật lý học Morris Kline (tác phẩm về lịch sử tư tưởng toán học và triết học toán học của ông ảnh hưởng rất rộng), nhà sinh học Rao Yi (Nhiêu Nghị) (ông mở ra “khái niệm và con đường sinh học”, giới thiệu một số khái niệm và lý luận quan trọng về lịch sử sinh học được đề xuất như thế nào, một số con đường và phương pháp quan trọng được áp dụng như thế nào để giải quyết vấn đề sinh học) trong Hình 2 đều tương đối cao (thậm chí chúng ta có thể nghĩ dùng phương thức tương tự để biểu trưng tôn giáo, trong biểu đồ có được, điểm biểu trưng sẽ chủ yếu tập trung vào vùng phía trên bên trái của biểu đồ này).
II/ Thế nào gọi là “Kinh điển”
Tác giả sử dụng công cụ tư tưởng “không gian kiểu chủ nghĩa Darwin”, một phương thức theo chủ nghĩa phi bản chất luận để khắc họa sự khác biệt giữa triết học và khoa học về thái độ đối với kinh điển. Nhưng vẫn còn một vấn đề quan trọng chưa giải quyết, tức “kinh điển” là gì, nói cụ thể hơn, “kinh điển triết học” và “kinh điển khoa học” là gì.
Trong Hán ngữ, nghĩa gốc của “kinh” là đường dọc bố trí trên máy dệt để dựa vào đó mà dệt đường ngang, nghĩa mở rộng là đã được kiểm nghiệm, có căn cứ, từ đó mở rộng thêm thành quy định, quy tắc, chân lý đã được nghiệm chứng; còn nghĩa gốc của “điển” là dùng kinh tịch cổ làm căn cứ để giải quyết công việc, nghĩa mở rộng là các tài liệu có thể làm căn cứ. Vì vậy, trong cách hiểu thông thường, từ “kinh điển” có ý nghĩa ảnh hưởng rất mạnh, nó thường được hiểu là đạo lý (chân lý) đúng đắn không thể nghi ngờ.
Còn theo Anh ngữ hay Đức ngữ, classic/Klassiker thoạt tiên đụng chạm đến một thứ hàm nghĩa theo ý nghĩa phân loại học, chúng chỉ các tác phẩm văn học, sử học, triết học được viết bằng tiếng Hy Lạp cổ, tiếng Latin, về sau mở rộng thành những tác phẩm có giá trị cao nhất trong một loạt tác phẩm, tuy nhiên chúng chưa bao giờ được coi là “thuyết không công bố”. Tác phẩm tôn giáo lại có tính quyền uy, thậm chí tính thần thánh to lớn, nói chung được gọi là “thánh thư” (the sacred book/das heilige Buchf), cho nên rất dễ được dịch sang Hán ngữ thành “kinh” (như Kinh Thánh, Kinh Koran, các loại Kinh Phật). Nhưng triết học, ngay từ lúc mới ra đời, không chỉ thông qua cách tiếp cận khám phá kiểu tự nhiên chủ nghĩa đối với thế giới để khu biệt với tôn giáo, mà điều quan trọng hơn là, nó xác lập một thứ tinh thần triết học khác với tinh thần tôn giáo. Tinh thần tôn giáo nhấn mạnh thành tín và tiếp nhận, tinh thần triết học nhấn mạnh năng lực tự phủ định và phê phán. Ở đây quan hệ thầy trò mạch lạc giữa Socrates – Plato – Aristoteles đã xác lập cho người sau một mẫu hình sáng chói: Socrates tự định vị mình là “theo đuổi trí tuệ” chứ không phải là “có trí tuệ”. Còn Aristoteles thì nói rõ “tôi yêu thầy tôi, tôi càng yêu chân lý”, điều đó có nghĩa là Plato tuy vĩ đại, nhưng rốt cuộc không phải là “đạo đã thành thân xác”, rốt cuộc là có thể sai, có thể phê phán; quan trọng hơn là, Plato không hề nói hết tất cả mọi đạo lý, Aristoteles sau khi theo học Plato 20 năm, tự mình mở ra một chân trời triết học mới. Nói theo lời Feng Youlan (Phùng Hữu Lan), triết học phần lớn là “nói tiếp” chứ không cơ bản là “nói theo” như thần học. Vì vậy, “Thánh thư” là đã quy định, tuy cách giải thích chúng có thể không ngừng xuất hiện’ còn “triết học thư” thì không ngừng tăng thêm.
Kant từng nêu, muốn phán đoán một bộ môn khoa học đi lên con đường đáng tin cậy của khoa học hay không, thứ nhất, có thể xem liệu, bộ môn khoa học này “sau khi làm một loạt công việc trù bị và chuẩn bị, một khi sắp đạt tới mục đích”, có “rơi vào cục diện cứng nhắc, hoặc có thường xuyên phải quay đầu chọn một con đường khác để đạt tới mục đích hay không”; thứ hai, có thể xem liệu các nhà nghiên cứu có thể “phối hợp nhất trí như là việc tuân thủ mục tiêu chung này đòi hỏi hay không”. Căn cứ vào tiêu chuẩn này, theo quan điểm của Kan, toán học, logic học, khoa học tự nhiên đều có một nền tảng vĩnh viễn, các nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực tương quan đều dồn sức vào mục tiêu chung, phối hợp nhất trí, do đó các lĩnh vực này đều đã bước lên con đường khoa học. Lấy những bộ môn này làm mẫu mực, Kant hy vọng thông qua công việc phê phán lý tính thuần túy của mình, đặt cơ sở vững chắc cho siêu hình khoa học tương lai. Tuy nhiên, loại công việc có tính đặt nền móng đó đều đã từng xuất hiện dưới những hình thức khác nhau ở những người trước Kan như Descartes, Lock, Hume…, triết học sau Kant cũng kh6ong có việc không “quay đầu lại”, chọn con đường khác như ông mong đợi, những người như Fichte, Hegel, Heidegger đã nhiều lần bắt đầu lại dưới những hình thức m1ơi. Ye Xiushan (Diệp Tú Sơn) đưa ra một so sánh, nhà triết học thường không cam tâm ở trong “lâu đài” triế thọc của người trước, cũng không phải là “thêm gạch thêm ngói” trên “lâu dài” của người trước, mà “xây lâu đài khác”. “Cho nên trong lịch sử triết học có rất nhiều “lâu dài” triết học, những người theo đuổi sự nghiệp triết học đều muốn vào trong đó trú ngụ, nhưng phàm là nhà triết học đích thực, đều tuyệt nhiên không cư trú lâu dài trong bất kỳ lâu đài nào, cho nên “chủ hộ” đích thực của những tòa lâu đài đó chỉ là chính những nhà triết học đã xây nên nó, nhà ai người ấy ở”.
Không những lịch trình triết học không giống như dự tưởng của Kant, mà lịch trình của khao học cũng khác với cách hiểu của Kant. Kant từng chú ý đến một điều là, tinh thần hoàn hảo kiểu Đức (Gründlichkeit) được thể hiện điển hình trong triết học Hy Lạp cổ đại, nhưng trong thời hiện đại, chính khoa học đã kế thừa và duy trì nó tốt hơn, điều này cũng tạo ra sự phát triển vũ bão của khoa học. Ông cho rằng, ở (logic học) Aristoteles, ở các bậc thầy toán học Hy Lạp cổ đại, ở những người như Galilei, Newton, khoa học tự nhiên đã được đặt nền móng vững chắc, từ đó đi lên một con đường khang trang đơn nhất. Nhưng ông đã hiểu sai khoa học tự nhiên, cũng hiểu sai toán học và logic học. Kant không trải qua khủng hoảng của toán học và vật lý học cuối thế kỷ XIX, cũng không trải qua bước phát triển to lớn của logic học cuối thế kỷ XIX. Nếu nói rằng trong triết học, với tính cách là “thuyết không công bố”, “kinh điển” là đáng ngờ thì trong khoa học, theo ý nghĩa này, “kinh điển” càng đáng ngờ hơn. Theo chủ trương của Popper, bất kỳ lý luận khoa học nào về nguyên tắc đều có thể sai, những lý luận được người ta tiếp nhận rộng rãi chỉ là những học thuyết có độ xác nhận (degree of corroboration) hoặc độ chân thực (degree of versimilitude) cao; vì vậy, “chân thực” trong khoa học tuyệt nhiên không phải là bất biến, chỉ là cho đến nay nó chưa bị chứng minh là sai mà thôi.
Nói tóm lại, theo ý nghĩa “chính xác không nghi ngờ gì” của “quyền uy”, sẽ không tồn tại cái gọi là “kinh điển triết học” hoặc “kinh điển khoa học”. Nhưng hai từ này rốt cục liên tục được người ta nói đến, nên giải thích điều này như thế nào? Tác giả kiến nghị áp dụng quan hệ đặt nền và quan hệ gợi mở trong công tác của các nhà nghiên cứu khác nhau để khắc họa “kinh điển” là gì.
(còn tiếp)
Biên dịch: Viễn Phố
Nguồn: TN 2020 – 66, 67