Cũng như trong nhiều ngành công nghiệp đang tìm cách bắt kịp xu hướng, Trung Quốc ban đầu phát triển năng lực sản xuất với giá trị gia tăng thấp thông qua bắt chước và học hỏi công nghệ từ các đối tác nước ngoài. Tuy nhiên, để vươn lên và dẫn đầu toàn cầu, năm 2011, Trung Quốc bắt đầu đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D), mua lại công nghệ và đào tạo nhân tài chuyên ngành. Ví dụ, nước này đã thành lập hai trung tâm R&D đất hiếm – một ở thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, và một ở thành phố Bao Đầu, Khu tự trị Nội Mông. Tại hai trung tâm này, hàng nghìn kỹ sư có bằng cấp về khoa học vật liệu, luyện kim, hóa học, vật liệu đất hiếm và các lĩnh vực liên quan đã cống hiến hết mình cho việc tìm kiếm và hoàn thiện các phương pháp mới trong chế biến đất hiếm, bao gồm khai thác, nung chảy, chia tách, tinh chế và sản xuất. Không có một quốc gia nào khác tập trung nhân tài trong lĩnh vực này ở quy mô lớn như vậy.
Việc đầu tư vào R&D được phản ánh ở số lượng hồ sơ Trung Quốc xin cấp bằng sáng chế liên quan đến đất hiếm kể từ năm 2011. Theo PatenManiac, tính đến tháng 10/2019 (trong vòng chưa đầy 10 năm), Trung Quốc đã nộp 25.911 hồ sơ xin cấp bằng sáng chế, vượt xa con số 9810 hồ sơ của Mỹ, 13.920 hồ sơ của Nhật Bản và 7.280 hồ sơ của Liên minh châu Âu (EU) – hầu hết được nộp từ những năm 1950. Cũng trong thời gian đó, số lượng hồ sơ xin cấp bằng sáng chế liên quan đến đất hiếm của Trung Quốc được phê duyệt vượt quá tổng số hồ sơ của các quốc gia khác.
Tóm lại, sự thống trị của Trung Quốc trong công nghệ chế biến đất hiếm đã trở thành lợi thế cạnh tranh cốt lõi của họ trong chuỗi cung ứng đất hiếm toàn cầu.
P/S: họ thống trị thế giới bằng trí tuệ thực sự, còn chúng ta đang muốn vươn lên các vị trí hàng đầu trong những lĩnh vực cao cấp từ chip chẳng hạn, rồi công nghệ 5G, và ngay cả đất hiếm bằng gì?
Trí sĩ VN cần phải suy nghĩ một cách nghiêm túc về trách nhiệm với sự phát triển của đất nước thay vì tự sướng là này là nọ thế giới, mà KH-KT-CN Việt Nam làm chủ vẫn chẳng đâu vào đâu.
Trí sĩ VN cần phải suy nghĩ một cách nghiêm túc về trách nhiệm với sự phát triển của đất nước thay vì tự sướng là này là nọ thế giới, mà KH-KT-CN Việt Nam làm chủ vẫn chẳng đâu vào đâu.
Lê Nguyễn Trường Giang tổng hợp.
Nguồn: The National Interest