Nhận thức
Chuyển đổi số lĩnh vực y tế – theo nhận thức mới – đó là chuyển đổi phương thức tư duy và tổ chức hoạt động y tế truyền thống sang một phương thức tư duy số và tổ chức hoạt động y tế đảm bảo mọi hoạt động từ quản lý, khám, chữa bệnh và các hoạt động liên quan, trở nên: đo được, đếm được, tính được.
Năng lực
Củng cố năng lực cho lĩnh vực y tế trong từ cả bên trong ra lẫn bên ngoài vào thông qua việc kết hợp các nguồn lực hiệu quả về nhân lực, tài lực, trí lực, trang thiết bị và các hỗ trợ hậu cần liên quan thông qua việc kết nối hiệu quả về dữ liệu-thông tin-tri thức, cho phép nâng cao năng lực, mở rộng nguồn lực, tăng cường hiệu quả của các trang thiết bị, và củng cố liên tục tri thức, cũng như cho phép giải quyết những hạn chế của nhiều cơ sở y tế, thông qua IT, CT, DT.
Phối hợp
Bắt đầu từ sự thay đổi tư duy từ analog thinking sang digital thinking và sự chuyển đổi các hình thái tổ chức của các tổ chức y tế cùng toàn bộ hệ thống y tế sẽ thay đổi cách các tổ chức y tế kết nối với nhau và toàn bộ hệ thống có thể trở thành một chỉnh thể, toàn thể. Điều này sẽ thay đổi hoàn toàn cách tổ chức, các thủ tục, quy trình, và phương thức trong lĩnh vực y tế. Mọi hoạt động sẽ trở nên khớp nối (matching) cho phép tạo nên sự linh hoạt (agile) và hợp lý hơn (reasonable) và hình thành nên các công nghệ mới (new technology) trong lĩnh vực y tế.
Dữ liệu
Dữ liệu và đi cùng đó là cách thức tổ chức, quản trị dữ liệu có một ý nghĩa quan trọng đối với ngành y tế trong tiến trình chuyển đổi số. Dữ liệu không chỉ đơn giản là những đầu vào (input), là nguyên liệu cho các tiến trình (trí tuệ nhân tạo), cũng không chỉ là sự chia sẻ (các chỉ số và kết quả xét nghiệm, chụp chiếu…), mà việc tổ chức, quản trị, sử dụng dữ liệu như một phương thức mới cho lĩnh vực y tế sẽ làm thay đổi căn bản cách chúng ta khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe. Xây dựng kiến trúc dữ liệu nền tảng (data platform architecture) là một bước đầu tiên cần thực hiện để có một tổng đổ (master plan) chuyển đổi.
Quy trình
Chuyển đổi số sẽ làm thay đổi hoàn toàn các quy trình của ngành y tế, chuyển đổi các hoạt động y tế vốn đang bị module hóa, phân mảnh trở thành các hệ thống trong hệ thống (systems in systems), cho phép kết nối các tổ chức y tế, các thành phần của hệ thống y tế trở thành một hệ thống của các hệ thống (systems of systems) hợp nhất mang tính chỉnh thể, toàn thể. Điều này sẽ tạo ra những đột phá lớn trong các phương thức tổ chức, phương thức y tế và cả những đột phá trong các giải pháp y tế.
Phân tích
Năng lực dữ liệu, tính hệ thống, khả năng khớp nối hiệu quả, và hệ thống hóa quy trình đi cùng với một tư duy số (digital thinking) sẽ tạo nên những bước đột phá cho lĩnh vực y tế trong lĩnh vực phân tích (analysis): từ việc chẩn đoán; đến việc khám, chữa bệnh; nghiên cứu y khoa; tăng cường hiệu quả công tác xét nghiệm, chụp chiếu; các giải pháp phối hợp khám chữa bệnh. Cho phép mở rộng cả về mặt không gian, thời gian và các chiều kích (dimensions/vectors) trong y tế (sự phát triển của AI, telemedecine…).
Trọng tâm
Tiến trình chuyển đổi số cũng sẽ tạo nên một thay đổi căn bản về nền tảng tư duy trong việc định hình lĩnh vực y tế trong tương lai – từ khám/chữa bệnh làm trọng tâm sang việc đảm bảo sức khỏe cho con người một cách toàn diện làm trọng tâm. Điều này có một ý nghĩa quan trọng trong việc thiết kế các hệ thống y tế, thay đổi cách thức tổ chức y tế, thay đổi cách thức các tổ chức y tế được điều hành, vận hành, thay đổi cách thức nhận thức về bệnh tật, về con người trong một bối cảnh mới thực-số (reality-digital).
Sẵn sàng
Tiến trình chuyển đổi số cũng sẽ thay đổi một cách căn bản năng lực sẵn sàng của ngành y tế trước thực tiễn (điều kiện cần). Tính chủ động trong các tiến trình chăm sóc, khám, chữa bệnh và đảm bảo sức khỏe cho người dân của ngành y té sẽ được tăng cường, chuẩn hóa, hệ thống hóa, đồng bộ hóa và tạo ra được sự cộng hưởng hiệu quả không chỉ trong lĩnh vực y tế mà toàn thể xã hội, tạo thành các mạng lưới y tế kết hợp, các hệ thống dữ liệu y tế mang tính định hướng (data-driven) góp phần thay đổi căn bản nền tảng nguồn lực (điều kiện đủ) để nâng cao chất lượng y tế.
Động lực
Tiến trình chuyển đổi số đang tạo ra những động lực đột phá (disruption) cho lĩnh vực y tế khi dữ liệu (data) kết hợp với giám sát (surveillance) và trí thông minh nhân tạo (artificial intelligence) đang tạo nên một tổ hợp cho phép ngành/lĩnh vực y tế đạt được những thành tích mới liên tục trong việc khám phá những phương thức mới, chuyển đổi hẳn cách thức khám/chữa bệnh, lĩnh vực dược phẩm cũng có những bước đột phá, trong việc kết hợp trí tuệ của các bác sĩ với các công nghệ và trang thiết bị công nghệ…
Truyền thông
Cuộc cách mạng kỹ thuật số đã đưa đến một cuộc cách mạng phân giải (resolution revolution) cho phép tiếp cận các chủ thể ngày một sâu hơn, rộng hơn, chi tiết hơn. Điều này đã làm gia tăng năng lực truyền thông (communication) hiệu quả trong các tiến trình tương tác trong lĩnh vực y tế và có một ý nghĩa quan trọng trong việc cải thiện các năng lực y tế. Truyền thông hiệu quả sẽ giúp bác sĩ-người bệnh, bác sĩ-bệnh tật, người bệnh-bệnh tật, cùng các bên liên quan (stakeholders) tạo thành một hệ thống các mạng lưới hiệu quả, nâng cao độ chính xác cho các chẩn đoán, hiệu lực của các phác đồ, và hiệu quả của các tiến trình chữa bệnh, cũng như các giải pháp phòng ngừa hay chữa trị…
Lãnh đạo
Cuộc cách mạng thứ hai của cuộc cách mạng kỹ thuật số là cuộc cách mạng phức hợp (complex revolution) đã cho phép tạo ra các phép hợp hiệu quả trong lĩnh vực y tế, cho phép nâng cao năng lực lãnh đạo (leadership competences) trong việc kiểm soát các bệnh dịch, tìm kiếm các giải pháp mới cho các bệnh tật (chưa chữa trị được hoặc chữa trị ít hiệu quả…), tổ chức điều hành và vận hành các tổ chức y tế, các tiến trình y tế quốc gia…
Tuân thủ
Và cuối cùng, với cuộc cách mạng thứ ba của cuộc cách mạng kỹ thuật số – cuộc cách mạng hội tụ (convergence revolution) đã cho phép ngành/lĩnh vực y tế gia tăng được việc kiểm soát tuân thủ trong các tiến trình y khoa, đảm bảo giám sát ngày càng hiệu quả hơn các hoạt động trong toàn bộ hệ thống y tế, cho phép tinh gọn và nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh của toàn bộ hệ thống y tế, cả về chiều không gian, lẫn về chiều năng lực/chất lượng.